Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Đề ra: “Hãy trình bày sự hiểu biết của mình và khai triển câu nói trong thông điệp Ánh sáng Đức tin của Đức Giáo hoàng Phanxicô ngày 29/6/2013: “Được đan kết cách tuyệt diệu, đức tin, đức cậy, đức mến là động lực của đời sống Kitô hữu hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa”.
Bài Viết
Mỗi con người được sinh ra là quà tặng vô cùng quý giá của Thiên Chúa là một tiến trình không ngừng nghỉ hướng về Ngài, Đấng là cội nguồn, ý nghĩa và là động lực sống cho mỗi người, ý thức được cội nguồn sinh ra và cùng đích hướng tới Thánh Âu-Tinh cũng đã khắc khoải “Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa nên lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa”. Tuy nhiên để hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa không phải là điều dễ dàng mà phải có động lực thúc đầy nơi Thiên Chúa. Để xác định động lực trên trong thông điệp ánh sáng Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã đưa ra một suy tư sau: “Được đan kết cách tuyệt diệu, đức tin, đức cậy, đức mến là động lực của đời sống Kitô hữu hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa”.

Khi ý thức được sự hiện diện của mình trên trần gian này thì con người đã có niềm tin sự cậy trông và lòng mến vào Đấng đã sinh mình ra từ hư vô, vậy đức tin, cậy, mến là gì? Theo giáo lý Hội Thánh Công Giáo định nghĩa, Đức Tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta trao phó trọn bản thân và đời mình cho Thiên Chúa, cùng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải mà Hội Thánh truyền lại cho ta. Đức Cậy là ơn Thiên Chúa ban giúp ta dựa vào sức mạnh Chúa Thánh Thần mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời Chúa Giêsu đã hứa ban. Đức Mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và lại vì Chúa mà yêu thương mọi người như chính bản thân.
Trong tiến trình hằng ngày của cuộc đời với biết bao nhiêu lo toan trong cuộc sống nhiều lúc con người như bị dìm xuống dòng nước của cuộc đời, những lúc đó con người hầu như hết hy vọng bám víu vào một người hay một thế lực nào đó ở trần gian, sự tuyệt vọng sự cô đơn bao trùm lấy toàn thể con người từ thân xác cho đến cả tâm hồn, khi đó động lực sống của con người hầu như không còn nữa những hy vọng những ước nguyện và con đường phía trước hầu như mù tối đối với họ. Những lúc như thế đối với mỗi một người Kitô Hữu thì đó như là một kinh nghiệm để đạt tới sự hiệp thông nơi Thiên Chúa, khi ấy con người dùng động lực của mình là niềm tin để kêu lên Thiên Chúa cứu vớt họ, trong thư gửi tín hữu Roma Thánh Phaolo cũng đã dạy chúng ta hãy dùng niềm tin vào Thiên Chúa là cứu cánh cho cuộc đời vì “Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rm 1, 16). Cũng trong thư gửi tín hữu Do Thái Thánh Phaolo đã an ủi khuyên nhủ chúng ta hãy có một niềm tin mạnh mẽ và Thiên Chúa vì “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng là bằng chứng cho những gì ta không thấy” (Dt 11, 1). Khi con người đã có niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng trông cậy duy nhất của con người, vậy phải chăng với niềm tin thôi thì con người đã thực sự kết hiệp với Thiên Chúa? Chỉ tin thôi mà không cần trông cậy thì sự kết hiệp đó đã trọn vẹn chăng? Quả thế nhìn lại lịch sử đời mình với những gì đã xảy, đặc biệt có những lúc ta ngồi một mình tâm sự với Chúa cố gắng kết hiệp với Ngài để nói chuyện về niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống những lúc như vậy ta phải dùng chính niềm tin đã được Thiên Chúa ban phát để kết hiệp với Ngài nhưng chỉ dùng niềm tin thôi thì sự kết hiệp đó, cuộc nói chuyện đó khô khan và nhàm chán biết bao khi ta không bỏ chút gia vị vào đó là niềm cậy trông và cũng là động lực của chúng ta hướng tới Thiên Chúa. Cuộc nói chuyện nào cũng có sự nhàm chán nếu ta không biết kiên nhẫn chờ đợi và lắng nghe đặc biệt khi con người nói chuyện với Chúa thì dễ chán và bỏ cuộc hơn nữa nếu ta không có niềm cậy trông và không kiên nhẫn mong đợi sẽ được nghe tiếng nói của Ngài trong chính tận sâu thẳm của tâm hồn thì ta không thể kết hiệp được với Ngài trọn vẹn hơn. Thậy vậy trong thư gửi các tín hữu Thánh Phaolo Tông đồ cũng đã khuyên nhủ chúng ta “Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô” (Tx 1, 3).Thánh Phaolo Tông đồ là người kết hiệp thâm sâu với Chúa, Ngài cũng biết rõ ai cũng sẽ gặp khó khăn khi cố gắng kết hiệp với Chúa nên đã khuyên răn các tín hữu một cách tỉ mỹ là đã có đức tin thì cũng cần phải có sự kiên nhẫn trông đợi để chúng ta được chìm đắm sâu trong tình yêu của Thiên Chúa. Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội từ thời sơ khai cho tới bây giờ, đời sống của các Ki-Tô Hữu qua mỗi thế hệ phải biết kết hợp và hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa thì khi đó đời sống Ki-Tô Hữu mới là một bài ca sống động giữa lòng thế giới nhưng muốn hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa thì phải làm sao? Trong thư gửi các tín hữu thời bấy giờ Thánh Phaolo cũng đã dạy bảo và khuyên răn các tín hữu cách thế để kết hiệp với Thiên Chúa “Đức mến tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 7). Thánh Phaolo đã kết hợp đức tin, đức cậy và đức mến là toàn động lực để kết hiệp với Chúa chứ không chỉ là đức tin và niềm cậy trông thôi nhưng phải có lòng mến vào Thiên Chúa thì mới trọn vẹn trong sự hiệp thông với Ngài. Trong đoạn gửi các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca Thánh Phaolo cũng đặc biệt chú ý tới việc kết hợp ba nhân đức tin, cậy, mến để kết hiệp với Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn và đó cũng là khí giới lợi hại nhất cho những chiến đấu chống lại sự lầm lạc của ta trong cuộc sống “Chúng ta hãy mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ” (Tx 5, 8). Ngày hôm nay đây đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng lưu tâm đặc biệt tới sự kiết hiệp giữa con người với Thiên Chúa để đạt tới sự hiệp thông với Thiên Chúa, vì vậy Ngài không quên nhắc nhở các tín hữu và dạy dỗ họ nên trong thông điệp ánh sáng Ngài đã nói “Được đan kết cách tuyệt diệu, đức tin, đức cậy, đức mến là động lực của đời sống Kitô hữu hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa”.

Đức tin, đức cậy, đức mến là động lực hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa, đó chính là niềm tin tưởng sự cậy trông và lòng yêu mến của con người đối với Thiên Chúa, có niềm tin thì có sự trông đợi có sự trông đợi và niềm tin thì sẽ có lòng yêu mến. Đó là cách thế để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa, ước mong rằng mỗi người ai cũng ý thức được tầm quan trọng của việc kết hợp ba nhân đức đối thần hầu cho mọi người ai cũng biết hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa để kêu lên với Thiên Chúa một cách thân thương “Áp-ba, Cha ơi” (Gl 4, 6).




Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

HÀNH TRÌNH ƠN GỌI

Khoảnh khắc ban đầu bao giờ cũng để lại trong ta nhiều dấu ấn. Cái khởi đầu cho một sự việc có cái gì đó tuyệt vời và khó quên của ta. Khó quên là bởi vì nó cứ đọng mãi trong ta như một khởi điểm cho một nguồn hạnh phúc nào đó mà ta vừa bắt gặp. Cái đầu tiên chạm tay người thương mến, cái đầu tiên run lên khi gặp người mình yêu. Những kiểu đầu tiên ấy mở ra một khung trời mới, khung trời mới đó với ta tuyệt mỹ hơn, đẹp hơn, đáng yêu hơn, hạnh phúc hơn tuy nhiên đối với người khác nó chẳng có gì thay đổi cả. Tình yêu đôi lứa có thể giữ mãi trong tim phút đầu tiên gặp gỡ, thì con, trong tiến trình ơn gọi của mình cũng có giây phút đầu tiên gặp gỡ.

Thánh Gioan có lẽ là người có kinh nghiệm rõ rệt hơn ai hết về phút đầu tiên gặp gỡ ấy. Lần đầu tiên Ngài gặp Chúa Giê Su là khi nghe Thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giê su là con Thiên Chúa. Không biết điều gì nơi Giê su đã để lại ấn tượng manh mẽ đối với Gioan như vậy, khiến ông không thể nào quên. Mấy chục năm sau khi viết lại Tin Mừng của mình, ông vẫn nhớ đó là khoảng vào giờ thứ mười. Qua kinh nghiệm gặp gỡ đầu tiên của Gioan con cũng nhớ  lại khoảnh khắc gặp gỡ đầu tiên của mình. Ngày ấy con là chú giúp lễ nhà thờ, đang là học sinh lớp sáu. Ngày ấy gia đình con bảo là gắng học hành cho tốt khi lớn lên mà đi tu nghe con, ngày ấy con có biết tu là gì? Con cũng đâu biết cảm nhận được thế nào là tình yêu Giê su? Thế nhưng qua cái đơn sơ của trẻ con, Giê Su đã đưa con vào niềm vui sướng niềm ước ao mà con không thể nào diễn tả bằng lời. Khi ấy Giê Su cho con thấy hình ảnh Linh Mục dâng lễ đẹp biết bao, phẩm phục các Ngài mang đẹp biết chừng nào cho dù khi ấy con chẳng biết ý nghĩa gì về sự huyền nhiệm cao siêu đó. Từ  đứa trẻ con và những suy nghĩ đơn sơ đó Giê Su đã tác động mạnh vào con đường và ý hướng của con. Đối với Gioan ngày đó giờ thứ mười đó đã giúp ông cởi bỏ con người cũ và bắt đầu sống một lý tưởng mới, một con người mới. Giờ thứ mười đối với Gioan không là những con số, không chỉ là thời gian nhưng là món quà hồng phúc, đánh dấu cho một tình yêu mà con tim ông  thổn thức trong chờ. Với con không được mạnh mẽ như Gioan hồi ấy, cũng không mạnh liệt xác tín tình yêu Giê Su được như Ngài. Nhưng qua Gioan cũng phần nào cho con cảm nhận được như có một tình yêu nào đó đang thôi thúc con.

Dòng đời cứ lặng lẽ trôi theo tiến trình của nó, học hết chương trình phổ thông con thi vào đại học. Ngày nhập trường để bước vào cuộc đời sinh viên với biết bao ngỡ ngàng và bỡ ngỡ. Cuộc sống sinh viên với biết bao nhiêu thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt đối với một tân sinh viên vừa mới xa nhà, xa vòng tay gia đình, người thân. Điều đó làm tăng thêm sự thiếu thốn về mặt tình cảm. Để bù đắp cho sự thiếu thốn đó con cũng kiếm cho mình một người bạn gái để yêu, để thương, để nhớ. Khi đó con bỏ quên cái lý tưởng mà lần đầu tiên con gặp, quên đi tình yêu Giê Su mà con đã từng cảm nhận được. Nhưng dẫu con thế nào đi nữa Giê Su vẫn luôn chờ và gọi con về. Ngài gọi con về với lý tưởng với cảm nhận tình yêu Giê Su đó qua các biến cố xảy ra với con. Giây phút hiện tại đây nhờ ơn Chúa con vẫn giữ được ý hướng đó, vẫn cảm nhận được tình yêu đó. Dù là khi mãnh liệt khi mơ hồ và có khi cảm thấy hoài nghi về ơn gọi.

Ngày xưa Chúa gọi cụ Apraham bỏ lại mọi sự mà bước đi, chỉ mang theo ít sản nghiệp và gia đình để lên đường. Nhưng đi đâu, làm gì Thiên Chúa không cho ông  biết. Tương lai phía trước hoàn toàn mù mịt đối với ông. Ông chỉ biết đi theo chỉ dẫn của Chúa, đi đến đâu Chúa mở lối tới đó. Ông bước vào một cuộc phiêu lưu với cuộc đời, mạo hiểm với tương lai. Cuộc phiêu lưu của ông làm nhiều người sợ, đối với con hiện tại cũng mang một tâm trạng và nổi sợ đó. Trong thâu thẳm tâm hồn con cũng phần nào cảm nhận được tiếng gọi ra đi, ra đi tìm hiểu để dấn thân, phục vụ và hy sinh. Nhưng tiếng gọi đó không phát ra thành lời lắm lúc làm cho con sợ, sợ mình sẽ đi về đâu? Mình có ơn gọi không? Hay đi một đoạn đường nào đó thì phát hiện mình không có ơn gọi rồi đứt gánh giữa đường. Hay những cảm nhận về ơn gọi ra đi đó chỉ là sự ngộ nhận thôi. Bao nhiêu câu hỏi và nổi sợ đó vây kín đầu óc và tâm hồn con nhưng những khi nỗi sợ đó ám ảnh con thì Thiên Chúa lại gửi một sự kiện nào đó để thôi thúc con mạnh mẽ hơn, tin tưởng hơn, yêu đời hơn. Có nhiều lúc con cũng mạnh mẽ lắm chứ cũng dám lần mò bước đi như cụ Apraham nhưng khi được gửi Thập Giá đến con lại chùn bước có khi suýt chìm xuống nước như Phero, vì lòng tin bị đứt đoạn. Cứ mỗi lần như vậy con lại cảm nhận được như có bàn tay nào đó đang giang ra đỡ lấy con, nhẹ nhàng kéo con đứng dậy. Mỗi suy nghĩ liều mình bước đi với ơn gọi dâng hiến con cũng cảm nhận được những điều kỳ thú, hạnh phúc. Sự an nguy về tương lai về đường đi giờ đây con dâng lên hết cho Chúa. Con xin phó mặc mọi sự mà Chúa đã và sẽ dẫn con đi đến nơi nào mà Ngài muốn.

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa con xin dâng ý hướng, tương lai cuộc đời này cho Thiên Chúa. Người Cha nào mà lại không có định hướng tốt cho con cái, người Cha nào mà lại không muốn con mình có tương lai tốt. Thế giới có hàng tỷ người thì mỗi người là một người con đặc biệt đối với Chúa nên con tin rằng Thiên Chúa sẽ dẫn con đi đến nơi nào mà Ngài thấy tốt cho con, con đường nào mà phần rỗi linh hồn con được tốt hơn và cũng phần nào đó mưu ích được cho các linh hồn.



                   
                                                                                       Người viết

                                                                             Fx:  Phạm Thanh Cảnh


TIẾNG GỌI TÌNH YÊU

Nói đến tình yêu đã từng có ai định nghĩa cho đúng, đã từng có ai diễn tả cho hết tình yêu. Tình yêu là tiếng nói của con tim, là sự hòa quyện của tâm hồn, là sự khao khát như muốn tan chảy vì tình yêu. Nói đến tình yêu biết nói sao cho đúng biết nói sao cho phải, trong lịch sử nhân loại chưa có một vĩ nhân nào định nghĩa cho được tình yêu. Nhưng đã có một người đã dùng chính đời sống và mạng sống của mình để chứng minh cho một tình yêu, chính cuộc đời của con người đó là một định nghĩa đúng đắn về tình yêu. Tình yêu đó mang tên Giê Su.

Tình yêu mang tên Giê Su đó đưa ta vào một thế giới tình yêu hoàn mỹ, tình yêu không nhuốn bụi trần, tình yêu đến nỗi hy sinh chính mạng sống mình để chứng thực. Nhưng mấy ai nhận ra được tình yêu đó, mấy ai cảm nhận được sự hy sinh lớn lao của con người mang tên Giê Su đó. Con người vẫn cứ thường nghĩ Giê Su là một vị Thiên Chúa nên không ai để ý và cảm nhận sự đau thương trống trải của Ngài, vẫn một suy nghĩ Ngài là Thiên Chúa nên Ngài chịu được sự đau thương mà không cần một sự an ủi nào. Trong vườn cây dầu đêm ấy, Giê Su đã cất tiếng gọi tên tình yêu nhưng không ai nhận ra được tiếng gọi đó. "Anh em không thể tỉnh thức nổi với Thầy một giờ sao?" (Mt 26, 40). Tiếng gọi thống thiết biết bao, tiếng gọi mông muốn một sự an ủi cho dù là nhỏ bé nhất đối với một tình yêu bao la trời biển. Nhưng con người vẫn vậy vẫn bình thản ngủ trong thân xác mặc cho tiếng gọi đó đã rõ. Con người cứ muốn lơ đảng đi tiếng gọi đó vì cứ nghĩ Giê Su là Thiên Chúa cơ mà, Ngài chịu được chứ cần gì đến ta an ủi, cần gì đến ta thức cùng. Con người đâu có nghĩ cho Ngài là Ngài cũng là một con người,  biết đau, biết khổ, biết buồn như bao con người khác. Biết bao nhiêu đêm trong cuộc đời ta cũng ở trong vườn cây dầu Chúa đó ta đây, Ngài kề bên đó, Ngài gọi ta đó nhưng ta đâu có nhận ra. Cuộc đời với sự bon chen của kiếp nhân sinh và sự ồn ào của kiếp người ta không đủ tỉnh táo để nhận ra tiếng gọi tình yêu đó.

Giữa dòng chảy của cuộc đời nhiều khi đưa ta vào những sự đau thương của phận người, có lắm lúc ta sầu khổ, ta u mê như cảnh tượng trong vườn dầu nằm xưa, những lúc đó Giê Su lại kêu gọi chúng ta bằng ngôn ngữ của tình yêu để âu yếm và nâng đỡ ta dậy và đưa ta ra khỏi thân xác nặng nề này. Nhưng Ngài kề bên mà ta không biết Ngại gọi mà ta không nghe, Ngài nâng ta lên nhưng ta lại cố ghì xuống. Xin cho con luôn biết tĩnh lặng để nhận ra tiếng gọi tình yêu của Chúa, để mỗi ngài đời con là một khúc tri ân cảm tạ dâng lên Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.


CHỨNG NHÂN VÀ THẦY DẠY

“Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”.

Đó là câu nói của Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI muốn nói về việc sống và làm chứng cho tin mừng. Vậy thế nào được gọi là thầy dạy, thế nào là chứng nhân? Vai trò của thầy dạy trong đời sống chứng nhân như thế nào? Xã hội hôm nay với công nghệ thông tin hiện đại ta có thể biết rất nhiều thông tin nhưng những thông tin ấy làm sao để  kiểm chứng đó là đúng sự thật? Phải chăng chỉ cần lời nói là đủ, chỉ cần lời nói là có thể thuyết phục được lòng tin của mọi người? Vậy phải chăng làm một việc cụ thể, làm chứng nhân cho lời nói thì hơn chỉ là nói thôi sao?.
Xã hội con người giữa tương quan với nhau, giữa cha con, anh em, bạn bè xã hội... người ta thường dùng lời nói của mình để an ủi và dạy bảo nhau trong những lúc người kia gặp phải khó khăn gian nan khốn khó. Khi ta gặp phải một khó khăn nào đó mà có người cùng tâm sự, dạy bảo, an ủi động viên ta thì hầu như mọi khúc mắc trong tâm hồn ta được giải tỏa và khi đó mọi thứ xung quanh ta như được đổi mới từ cảnh vật cho đến trong cõi lòng của ta. Và nếu khi ta buồn có ai đó an ủi, dạy bảo ta và làm cho ta một việc cụ thể nào đó thì chắc ta sẽ khắc ghi công ơn của người đó nhiều lắm, không chỉ những biết ơn ta còn thấy sự chân thành của người đó, qua hành động người đó làm cho ta chứ không chỉ dừng lại ở lời nói. Thế nhưng con người trong xã hội hôm nay đây với chủ trương sống hưởng thụ sống vì hình thức, họ không còn quan tâm đến những cái cốt yếu căn bản của đời sống con người nữa. Họ chỉ biết nói mà không làm, dẫu rằng lời nói rất cần thiết để ủi và làm tiền đề cho sự tin tưởng của người khác, tuy nhiên chỉ nói thôi thì không thể thuyết phục người ta tin tưởng hoàn toàn vào lời nói đó được. Ngày nay các nhà lãnh đạo cũng đưa ra nhiều quyết tâm nơi cửa miệng, họ nói sẽ quyết tâm làm cho đời sống của người dân ngày càng cải thiện, đời sống an sinh được tốt lành, hạn chế tham ô tham nhũng, phòng chóng nạn cướp giật bóc lột... những quyết tâm nơi cửa miệng của họ làm cho người dân hầu như không còn tin tưởng vào tài năng lãnh đạo của họ nữa vì họ chỉ nói thôi mà không đi đến một công việc thiết thực để chứng thực cho lời nói của họ, họ chỉ biết đưa ra thuyết nhưng không biết chứng minh, họ chỉ biết đánh bóng bản thân mình qua lời nói nhưng không biết dùng hành động để làm sáng. Trong đời sống hằng ngày của người Kitô Hữu hôm nay cũng vậy có một số người đến với Chúa và Giáo Hội chỉ là một hình thức, họ đi đến nhà thờ chỉ vì sợ người khác dị nghị, họ thích nói về Chúa, dạy về Chúa cho người khác hơn là sống để làm chứng cho giá trị tin mừng. Nếu một người tín hữu biết sống theo lời Chúa, đem lời Chúa ra thực hành thì đáng giá biết là chừng nào, một người Linh Mục giảng về lời Chúa mà cùng thực hành lời Chúa, đem thân mình ra làm chứng nhân cho mọi lời nói thì lời nói ấy như một bản nhạc sống động thể hiện qua những hành động của người Linh Mục. Nhưng Ngài chỉ giảng thôi mà không sống chứng nhân cho giá trị tin mừng ấy thì lời nói đó cũng chỉ như gió thoảng qua đối với người nghe. Nhìn lại lịch sử Giáo Hội ta thấy các Thánh Tông đồ ngày xưa đã nhiệt thành rao truyền lời Chúa và ra đi làm chứng cho những lời rao truyền ấy, các vị là những chứng nhân sống động cho giá trị Tin Mừng của Chúa Kitô các vị đã không mệt mỏi làm chứng, để mọi lời nói của các Ngài luôn tồn tại mãi qua các thế hệ, ý thức với việc sống chứng nhân Thánh Giacôbê tông đồ cũng đã khuyên các tín hữu thời bấy giờ và ngày hôm nay đây lời nói ấy vẫn còn tính thời sự với con người trong xã hội hôm nay “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17). Là một người sống chứng nhân Thánh nhân đã không quên để lại cho thế hệ mai sau những bài học quý báu qua đời sống chứng nhân của mình. Đã có biết bao nhiêu người qua bao thế hệ cố gắng định nghĩa cho được tình yêu theo cảm nhận của riêng mình nhưng mấy ai định nghĩa hay là thực thi tình yêu đó một cách đúng đắn cho thế hệ mai sau? Có một người đã âm thầm lặng lẽ rao truyền tình yêu, dãy dỗ về tình yêu, loan báo về một tình yêu không tỳ ố không vết nhơ và chính con người ấy đã dùng chính cả cuộc đời mình làm bằng chứng sống động cho tình yêu, hành động của con người ấy là một định nghĩa đúng đắn về tình yêu, người đó chính là Giê-Su suốt cuộc đời đã làm một chứng nhân sống động cho lời loan truyền của Thiên Chúa. Chính chúa Giê-Su là gương mẫu cho mọi chứng nhân Ngài đã tự hạ làm kiếp phàm nhân để chung chia cảnh đời cơ cực với con người, Ngài đã yêu thương không chỉ dừng lại ở lời hứa qua miệng các ngôn sứ mà Ngài đã thể hiện tình yêu đó với loài người một cách sống động qua việc hiến dâng tất cả chỉ vì tình yêu.

Chứng nhân và thầy dạy luôn đi đôi với nhau, chứng nhân thì cũng phải cần thầy dạy, mà thầy dạy thì cũng cần chứng nhân nhưng chứng nhân thì cần thiết và quan trọng hơn thầy dạy, xin Chúa ban ơn cho chúng con luôn ý thức được điều đó để mỗi ngày trong đời sống chúng con biết thực hành những lời Chúa dạy hầu cho mọi người thấy tình yêu Chúa luôn tồn tại mãi qua việc làm của chúng con.