Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Đề ra: “Hãy trình bày sự hiểu biết của mình và khai triển câu nói trong thông điệp Ánh sáng Đức tin của Đức Giáo hoàng Phanxicô ngày 29/6/2013: “Được đan kết cách tuyệt diệu, đức tin, đức cậy, đức mến là động lực của đời sống Kitô hữu hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa”.
Bài Viết
Mỗi con người được sinh ra là quà tặng vô cùng quý giá của Thiên Chúa là một tiến trình không ngừng nghỉ hướng về Ngài, Đấng là cội nguồn, ý nghĩa và là động lực sống cho mỗi người, ý thức được cội nguồn sinh ra và cùng đích hướng tới Thánh Âu-Tinh cũng đã khắc khoải “Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa nên lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa”. Tuy nhiên để hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa không phải là điều dễ dàng mà phải có động lực thúc đầy nơi Thiên Chúa. Để xác định động lực trên trong thông điệp ánh sáng Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã đưa ra một suy tư sau: “Được đan kết cách tuyệt diệu, đức tin, đức cậy, đức mến là động lực của đời sống Kitô hữu hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa”.

Khi ý thức được sự hiện diện của mình trên trần gian này thì con người đã có niềm tin sự cậy trông và lòng mến vào Đấng đã sinh mình ra từ hư vô, vậy đức tin, cậy, mến là gì? Theo giáo lý Hội Thánh Công Giáo định nghĩa, Đức Tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta trao phó trọn bản thân và đời mình cho Thiên Chúa, cùng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải mà Hội Thánh truyền lại cho ta. Đức Cậy là ơn Thiên Chúa ban giúp ta dựa vào sức mạnh Chúa Thánh Thần mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời Chúa Giêsu đã hứa ban. Đức Mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và lại vì Chúa mà yêu thương mọi người như chính bản thân.
Trong tiến trình hằng ngày của cuộc đời với biết bao nhiêu lo toan trong cuộc sống nhiều lúc con người như bị dìm xuống dòng nước của cuộc đời, những lúc đó con người hầu như hết hy vọng bám víu vào một người hay một thế lực nào đó ở trần gian, sự tuyệt vọng sự cô đơn bao trùm lấy toàn thể con người từ thân xác cho đến cả tâm hồn, khi đó động lực sống của con người hầu như không còn nữa những hy vọng những ước nguyện và con đường phía trước hầu như mù tối đối với họ. Những lúc như thế đối với mỗi một người Kitô Hữu thì đó như là một kinh nghiệm để đạt tới sự hiệp thông nơi Thiên Chúa, khi ấy con người dùng động lực của mình là niềm tin để kêu lên Thiên Chúa cứu vớt họ, trong thư gửi tín hữu Roma Thánh Phaolo cũng đã dạy chúng ta hãy dùng niềm tin vào Thiên Chúa là cứu cánh cho cuộc đời vì “Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rm 1, 16). Cũng trong thư gửi tín hữu Do Thái Thánh Phaolo đã an ủi khuyên nhủ chúng ta hãy có một niềm tin mạnh mẽ và Thiên Chúa vì “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng là bằng chứng cho những gì ta không thấy” (Dt 11, 1). Khi con người đã có niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng trông cậy duy nhất của con người, vậy phải chăng với niềm tin thôi thì con người đã thực sự kết hiệp với Thiên Chúa? Chỉ tin thôi mà không cần trông cậy thì sự kết hiệp đó đã trọn vẹn chăng? Quả thế nhìn lại lịch sử đời mình với những gì đã xảy, đặc biệt có những lúc ta ngồi một mình tâm sự với Chúa cố gắng kết hiệp với Ngài để nói chuyện về niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống những lúc như vậy ta phải dùng chính niềm tin đã được Thiên Chúa ban phát để kết hiệp với Ngài nhưng chỉ dùng niềm tin thôi thì sự kết hiệp đó, cuộc nói chuyện đó khô khan và nhàm chán biết bao khi ta không bỏ chút gia vị vào đó là niềm cậy trông và cũng là động lực của chúng ta hướng tới Thiên Chúa. Cuộc nói chuyện nào cũng có sự nhàm chán nếu ta không biết kiên nhẫn chờ đợi và lắng nghe đặc biệt khi con người nói chuyện với Chúa thì dễ chán và bỏ cuộc hơn nữa nếu ta không có niềm cậy trông và không kiên nhẫn mong đợi sẽ được nghe tiếng nói của Ngài trong chính tận sâu thẳm của tâm hồn thì ta không thể kết hiệp được với Ngài trọn vẹn hơn. Thậy vậy trong thư gửi các tín hữu Thánh Phaolo Tông đồ cũng đã khuyên nhủ chúng ta “Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô” (Tx 1, 3).Thánh Phaolo Tông đồ là người kết hiệp thâm sâu với Chúa, Ngài cũng biết rõ ai cũng sẽ gặp khó khăn khi cố gắng kết hiệp với Chúa nên đã khuyên răn các tín hữu một cách tỉ mỹ là đã có đức tin thì cũng cần phải có sự kiên nhẫn trông đợi để chúng ta được chìm đắm sâu trong tình yêu của Thiên Chúa. Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội từ thời sơ khai cho tới bây giờ, đời sống của các Ki-Tô Hữu qua mỗi thế hệ phải biết kết hợp và hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa thì khi đó đời sống Ki-Tô Hữu mới là một bài ca sống động giữa lòng thế giới nhưng muốn hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa thì phải làm sao? Trong thư gửi các tín hữu thời bấy giờ Thánh Phaolo cũng đã dạy bảo và khuyên răn các tín hữu cách thế để kết hiệp với Thiên Chúa “Đức mến tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 7). Thánh Phaolo đã kết hợp đức tin, đức cậy và đức mến là toàn động lực để kết hiệp với Chúa chứ không chỉ là đức tin và niềm cậy trông thôi nhưng phải có lòng mến vào Thiên Chúa thì mới trọn vẹn trong sự hiệp thông với Ngài. Trong đoạn gửi các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca Thánh Phaolo cũng đặc biệt chú ý tới việc kết hợp ba nhân đức tin, cậy, mến để kết hiệp với Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn và đó cũng là khí giới lợi hại nhất cho những chiến đấu chống lại sự lầm lạc của ta trong cuộc sống “Chúng ta hãy mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ” (Tx 5, 8). Ngày hôm nay đây đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng lưu tâm đặc biệt tới sự kiết hiệp giữa con người với Thiên Chúa để đạt tới sự hiệp thông với Thiên Chúa, vì vậy Ngài không quên nhắc nhở các tín hữu và dạy dỗ họ nên trong thông điệp ánh sáng Ngài đã nói “Được đan kết cách tuyệt diệu, đức tin, đức cậy, đức mến là động lực của đời sống Kitô hữu hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa”.

Đức tin, đức cậy, đức mến là động lực hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa, đó chính là niềm tin tưởng sự cậy trông và lòng yêu mến của con người đối với Thiên Chúa, có niềm tin thì có sự trông đợi có sự trông đợi và niềm tin thì sẽ có lòng yêu mến. Đó là cách thế để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa, ước mong rằng mỗi người ai cũng ý thức được tầm quan trọng của việc kết hợp ba nhân đức đối thần hầu cho mọi người ai cũng biết hiệp thông trọn vẹn nơi Thiên Chúa để kêu lên với Thiên Chúa một cách thân thương “Áp-ba, Cha ơi” (Gl 4, 6).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét